HAU - STUDY HARD - PLAY HARD

Học chăm chỉ - Chơi hết mình!

Đăng ký ví điện tử Momo nhận quà 500.000đ

Click vào ảnh để xem hướng dẫn

HAU - STUDY HARD - PLAY HARD

Chúng tôi luôn mang đến cho bạn những khóa học chất lượng với học phí ưu đãi nhất!

Kênh Youtube chia sẻ kiến thức miễn phí

Click vào ảnh để đăng ký!

Dịch vụ tăng tương tác mạng xã hội

Click vào ảnh để xem hướng dẫn

Thursday, December 31, 2020

Tại sao thành công trong trường học chưa chắc đã thành công trong trường đời?

Gia đình và xã hội có xu hướng thôi thúc con em thành công trong trường học để sau này ra đời sẽ hơn người, thế nhưng thực tế ai cũng hiểu đâu phải vậy và nó tới từ nhiều lý do khác nhau.

Khi còn nhỏ chúng ta luôn được dạy rằng muốn thành công hay có cuộc sống sung túc sau này thì trước hết chúng ta phải học tập chăm chỉ và có được kết quả học tập tốt nhất. Điểm “A” chính là mục tiêu các cô cậu học trò cần đạt được nếu muốn thành công trong cuộc sống.

Nhưng trong thực tế, có bao nhiêu những học sinh, sinh viên đạt điểm A thành công khi họ trưởng thành? Những chàng trai và cô gái ưu tú, luôn chấp hành kỷ luật ở trường, nộp bài vở đúng thời hạn và đạt được thành tích học tập tốt nhưng cuối cùng thì lại làm công việc mà họ không hề yêu thích.

Tại sao lại như vậy?

1. Những gì bạn cần để có được một cuộc sống tốt và thành công không thực sự được học từ trường lớp.

Tôi không thấy nản lòng khi có bất cứ ai bỏ học. Có những môn học như Toán cao cấp, Giáo dục thể chất,… rất hữu ích cho chúng ta. Những gì tôi đang muốn đề cập đến ở đây là chương trình học của trường không thực sự hoàn hảo. Có rất nhiều điều thiết yếu cho cuộc sống mà không có bất kỳ bài giảng nào ở trường đề cập đến.

Về cơ bản, thành công ở trường được định nghĩa bằng việc vâng lời, và dù bạn có là những đứa trẻ ngoan hay không đều phụ thuộc vào kỳ vọng của giáo viên.

Thay vì giúp sinh viên hiểu được tại sao họ nên làm việc này việc kia thì giáo viên lại buộc học sinh, sinh viên phải tuân theo các quy tắc. Và cũng bởi thế mà học sinh sinh viên không còn chỗ cho sự độc đáo hay tư duy phản biện.

Nhưng thực tế cuộc sống thì không phải vậy. Để thành công trong cuộc sống, bạn cần phải tư duy vượt ra khỏi khuôn mẫu thay vì làm những gì những người khác đang làm. Và cuộc sống đòi hỏi có rất nhiều khía cạnh khác cần được lưu tâm ngoài các môn học của trường.

Ví dụ, làm gì để trở thành một người hạnh phúc; làm thế nào để duy trì một mối quan hệ lành mạnh; Làm thế nào để làm việc một cách thông minh; và phải làm gì để có cuộc sống có ý nghĩa...?

2. Bảng thành tích không tốt ở trường không quyết định bạn là người thất bại

Mặc dù thực tế là bất cứ ai có bằng tốt nghiệp Đại học đều có nhiều cơ hội hơn vì người ta cần có kiến thức và kỹ năng cơ bản.

Bạn có thể đã biết Steve Jobs, Richard Branson, Oprah Winfrey và Jim Carey... không hề có bảng thành tích nổi trội khi ngồi trên ghế nhà trường, thậm chí có người trong số họ còn bỏ học.

Cuộc sống là một bài học lâu dài. Bạn không thể xác định người này hay người kia có thành công hay không chỉ dựa vào một khoảng thời gian nào đó.

Nếu bạn đã kết thúc việc học ở trường thì hãy tiếp tục học hỏi vì những gì bạn được học ở trường sẽ chẳng bao giờ đủ cho bạn một cuộc sống đáng mơ ước. Nếu bạn vẫn đang học, dù điểm số ở trường có tốt hay xấu cũng đừng quá quan trọng.

Đừng giữ niềm tin mù quáng rằng chỉ bằng cách đạt điểm số tốt ở trường mới mang lại cho bạn thành công. Tuy nhiên, cũng đừng phá vỡ các quy tắc trừ khi bạn đã học được và hiểu những lý do đằng sau.

Một cuộc đời tươi đẹp đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện hai thứ: trở thành một cậu học sinh cực kì tốt trong 20 năm đầu đời; và đồng thời tuyệt đối không bao giờ đặt niềm tin mù quáng vào sự nghiêm túc và tính chắc chắn vào tấm bằng Đại học “ưu” của mình.

 Kênh Youtube chia sẻ về học tập, phát triển bản thân và cuộc sống: Xem ngay nè!


Saturday, December 26, 2020

Làm sao để học tốt môn Triết học? Cách làm bài thi đạt điểm cao?

Những môn học “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Triết học Mác – Lê Nin, Kinh tế Chính trị Mác Lênin” hay còn được biết đến với cái tên môn Triết hoặc Mác. 

Đây là môn học khó, mang tính trừu tượng và hàn lâm với số trang sách dày cộp. Môn này đòi hỏi tính tư duy cao, bên cạnh đó việc giảng dạy còn hạn chế khiến nhiều bạn không thể tiếp thu khi ngồi trên ghế giảng đường.

Ở video này, mình sẽ chia sẻ cho các bạn những lời khuyên giúp các bạn học tốt môn học này nhé!

Xem ngay: Làm sao để qua môn Triết học





Monday, December 21, 2020

Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?

 Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?

“Sinh viên có nên đi làm thêm không?” là một câu hỏi mà chúng ta luôn cảm thấy băn khoăn trước những lựa chọn.

Với những chật vật về tài chính trong cuộc sống sinh viên chắc hẳn ai cũng muốn tự mình làm ra tiền vào thời gian rảnh rỗi. Lên Đại học, ngoài tiền học phí, các bạn sinh viên còn phải chi trả rất nhiều các khoản tiền khác như tiền nhà trọ, điện, nước, ăn uống… Do đó, nhiều bạn sinh viên thường đi tìm việc làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Vậy liệu sinh viên có nên đi làm thêm hay không?

Ở video này, mình sẽ chia sẻ cho các bạn những lợi ích và tác hại của việc đi làm thêm cũng như những quan điểm cá nhân của mình về vấn đề này.

Xem ngay: Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?



Monday, December 14, 2020

16 Mẹo và Chiến thuật chuẩn bị thi và thi cho sinh viên

Người ta nghĩ rằng: học tài thi phận, cày cuốc ngày đêm, kết quả vẫn xêm xêm, rồi đổ lỗi cho số phận. Còn các bạn nghĩ sao?

Tôi thì nghĩ: kết quả thi chỉ là sự phản ánh chân thật về quá trình ôn thi, hay sự chuẩn bị của chúng ta mà thôi.

Trong video này, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những mẹo và chiến thuật khi thi sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất từ quá trình ôn thi cho tới lúc đi thi, và thi xong.


🔰 Kết nối với tôi qua:

️ Facebook: Đào Hữu Tựa

️ Website: https://daohuutua.com/

️ Instagram: https://www.instagram.com/daohuutua

️ Pinterest: https://www.pinterest.com/daohuutua

️ TikTok: https://www.tiktok.com/@daohuutua


Wednesday, December 9, 2020

Hướng dẫn viết Sơ yếu lý lịch xin việc mới nhất

 Sơ yếu lý lịch tự thuật là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc. Vậy cách khai sơ yếu lý lịch như thế nào?


Sơ yếu lý lịch tự thuật là tờ khai tất cả những thông tin liên quan đến bản thân ứng viên như: thông tin cá nhân, thông tin về thân nhân trong gia đình của ứng viên (bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em…).

Hiện nay, việc viết sơ yếu lý lịch bằng hình thức đánh máy đã trở nên phổ biến. Viết tay hay đánh máy sơ yếu lý lịch không phải là một quy định bắt buộc, do đó chúng ta có thể chủ động lựa chọn tùy thích. Chỉ cần đảm bảo được sơ yếu lý lịch của bạn đầy đủ thông tin, được trình bày với bố cục khoa học, chỉnh chu, rõ ràng và dễ hiểu.



Wednesday, November 25, 2020

Bí quyết giúp sinh viên quản lý tài chính cá nhân và tiết kiệm tiền - Cực hiệu quả

Thật vui mừng khi bạn vừa bước chân vào ngôi trường đại học như đã từng mơ ước. Nhưng hãy nhanh chóng gạt bỏ đi sự vui sướng để đối mặt với dấu mốc của cuộc đời: bắt đầu đời sinh viên tự lập…. Sự thay đổi này càng rõ ràng đối với những sinh viên ở tỉnh lẻ, phải rời xa gia đình để đến những thành phố lớn học tập.

Khởi đầu kỳ học của một sinh viên không chỉ gói gọn trong sách vở, bút thước nữa mà là một danh sách dài đồ đạc, khoản mục chi tiêu: thuê nhà, máy tính, laptop, điện thoại, xe cộ, đồ dùng cá nhân,…. Và lúc này, sự hỗ trợ của ba mẹ chỉ là: Ba mẹ cho con 3 triệu/tháng nhé, con tự cân đối chi tiêu!

Vậy bạn sẽ làm gì khi được giao quyền kiểm soát cuộc đời, tài chính cá nhân, để không tiêu xài phung phí số tiền đươc giao phó. Phần đông sử dụng chiến thuật “thả trôi theo dòng nước”, tức là thấy thứ gì cần thiết hoặc thích thì sẽ mua. Cũng không lạ khi chưa đến cuối tháng hoặc thậm chí, mới giữa tháng số tiền đó đã bốc hơi mà không còn dấu vết.

Nhưng kiểm soát tài chính cá nhân không hề khó, không hề phức tạp với các bảng tính excel dày đặc con số.  Bạn hoàn toàn có thể làm tốt nếu thử áp dụng một vài lời khuyên đơn giản mà cực kỳ hiệu quả dưới đây. 



 

 

Friday, November 20, 2020

[Miễn phí] - Hướng dẫn sử dụng phần mềm Canva thiết kế ảnh chuyên nghiệp không cần biết Photoshop

Nếu như bạn cần thiết kế ngay, hoặc các bạn không sử dụng được những phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên dụng như Photoshop, hoặc với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm trong khâu lên ý tưởng và trình bày làm sao cho đẹp nhất thì Canva sẽ là ứng dụng tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng. 


Canva là một ứng dụng cho phép chúng ta thiết kế ảnh online với nhiều loại khác nhau: Ảnh bìa facebook, logo, bài đăng fb, instagram, danh thiếp,…

Xem ngay:



Friday, November 6, 2020

Tổng hợp Website/Fanpage/Group cần thiết dành cho sinh viên HAU

Bước vào một môi trường mới chắc hẳn các bạn cũng sẽ có những bỡ ngỡ riêng. HAU – Study Hard – Play Hard chia sẻ tới các bạn sinh viên các trang Web, Fanpage, Group của các đơn vị trong toàn trường mà các bạn cần nắm rõ để nắm bắt kịp thời những thông tin cần thiết trong quá trình học tập và rèn luyện tại HAU!

A. CÁC TRANG THÔNG TIN CHÍNH THỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Đại học Kiến trúc Hà Nội: Trang cập nhật các thông tin, tin tức, sự kiện của Nhà trường.

2. Trang tuyển sinh đại học hệ chính quy: Nơi sẽ có thông tin chính xác nhất, nhanh nhất về mọi hoạt động liên quan đến vấn đề tuyển sinh của trường.

3. Phòng Chính trị Công tác sinh viên: Trang cập nhật các thông tin của Nhà trường và các thông báo quan trọng dành cho sinh viên.

4. Phòng Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng: Trang cập nhật các thông tin về lịch thi, lịch học, điểm thi và kết quả phúc khảo của sinh viên toàn trường.

5. Phòng Đào tạo: Trang cập nhật thông tin và giải đáp các vấn đề về đào tạo và học tập của sinh viên trong Trường.

6. Văn phòng 1 cửa: Nơi giải quyết mọi vấn đề chung của sinh viên.

7. Đoàn Thanh niên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: Các thông tin về Đoàn, Hội.

8. Kiến Radio: Kênh phát thanh chính thức của Hội Sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

9. Góc học tập HAU: Nơi chia sẻ, giải đáp, tìm kiếm và hỗ trợ mọi thứ về học tập của sinh viên.

10. Hội Sinh viên: Nơi giải đáp mọi thắc mắc của các bạn về những nội quy, quy định của nhà trường, cập nhật sự kiện, cuộc thi dành cho sinh viên.

11. Tự thú HAU - HAU confessions: Nơi giãy bày tâm sự, cảm nghĩ về trường, sinh viên, các hoạt động hay những vấn đề trong và ngoài trường.


B. VĂN PHÒNG KHOA

1. Khoa Xây dựngWebsite Khoa Xây dựng

2. Khoa Nội thất và Mỹ thuật công nghiệp

3. Khoa Sau Đại học

4. Viện đào tạo và Hợp tác quốc tế


C. PAGE CÁC LIÊN CHI ĐOÀN SINH VIÊN

1. Liên chi đoàn Sinh viên khoa Kiến trúc

2. Liên chi đoàn sinh viên Khoa Xây dựng

3. Liên chi đoàn sinh viên khoa Nội thất và Mỹ thuật công nghiệp

4. Liên chi Đoàn Sinh viên khoa Đô thị

5. Liên chi Đoàn Sinh viên khoa Quản lý đô thị

6. Liên chi Đoàn Sinh viên khoa Quy hoạch


D. PAGE/GROUP CÁC CÂU LẠC BỘ

1. Arc.kicks HAU

2. Ban liên lạc sinh viên Thanh Hóa 

3. CLB Âm nhạc 

4. CLB Ảnh 

5. CLB Bóng đá

6. CLB Bóng rổ

7. CLB Đồ họa HAU

8. CLB Đô thị xanh

9. CLB Guitar Kiến trúc

10. CLB Harmonica

11. CLB Khoa học Xây dựng S&C

12. CLB Kiến trúc trẻ

13. CLB MC & Thời trang

14. CLB Mỹ thuật trẻ

15. CLB Nhảy

16. CLB Quy hoạch trẻ

17. CLB Rock Kiến trúc

18. CLB Sáo trúc

19. CLB Sinh viên vận động hiến máu

20. CLB Vật liệu xây dựng

21. Đội Sinh viên Tình nguyện

22. Hội đồng hương Nghệ Tĩnh

23. Blog HAU Đại học Kiến trúc Hà Nội


E – CÁC TRANG/GROUP HỖ TRỢ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

1. HAU – Study Hard – Play Hard:  Mọi thứ về học tập (Học tập, vui chơi, kinh nghiệm)

2. Blog Học tập: Cung cấp tài liệu học tập, kỹ năng, chia sẻ cuộc sống sinh viên.

3. Website chia sẻ kỹ năng mềm của chính tác giả với nhiều tâm huyết dành cho các bạn sinh viên HAU.

4. Youtube chia sẻ học tập, phát triển bản thân, các kỹ năng cần thiết cho sinhviên.

5. HAU Family: Nơi chúng ta là gia đình!

6. Hỗ trợ sinh viên HAU - Sử dụng phần mềm Nam Việt JSC (Trang tín chỉ sinh viên)


Thursday, November 5, 2020

Sự khác nhau giữa sinh viên Đại học và học sinh cấp ba

HAU - Study Hard - Play Hard chia sẻ tới các bạn những điểm khác biệt thú vị giữa học sinh phổ thông và sinh viên đại học qua chùm ảnh dễ thương và hài hước:

Thời đi học mà chẳng may bị 5 điểm thì khóc một dòng sông, chẳng dám về nhà luôn ấy chứ, rồi tự ăn năn, sỉ vả mình kinh lắm. Nhưng lên đại học thì mới hiểu quy tắc "một bàn tay", 5 điểm là đủ để ăn mừng vì đã qua môn rồi!

Cũng tương tự như lúc bị điểm thấp, là học sinh thì xoắn hết cả quẩy lên, lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Còn sinh viên thì cứ thoải mái đi, hết lần này vẫn còn có... lần sau.

Một lần quên vở của học sinh rất... mệt, vì sẽ phải chép lại hoặc nhỡ như bị kiểm tra bài tập về nhà. Còn sinh viên thì, vở là cái gì vậy? Đi học nhớ mang theo điện thoại để chụp ảnh, để lên Facebook, để gõ mấy dòng quan trọng vào ghi chú đã là chăm lắm rồi.


Với học sinh thì còn gọi là cặp, chứ sinh viên thì bất kể vật dụng nào có thể đựng được đồ đều sẽ mang đến trường.


Học sinh đi học để làm gì? Dĩ nhiên là để học. Vậy còn sinh viên? Đi học là để điểm danh, buổi nào không điểm danh thì xem như... vô nghĩa.

Đây có lẽ là sự khác biệt lớn nhất, khi bạn sẽ ngủ ở nhà và học ở lớp nếu là học sinh. Nhưng nếu là sinh viên thì bạn ngủ ở nhà và cả ở lớp, khi chiếc bàn là giường và đôi tay là gối, tiếng giảng bài thánh thót là lời ru...


Là học sinh, lịch học, lịch nghỉ, lịch chơi là do nhà trường sắp xếp. Còn với sinh viên thì... lịch học và lịch nghỉ sẽ do tự mình quyết định, cho nó... nhanh.

Hãy cảm ơn vì ít nhất trong đời bạn có một lần chăm chỉ khi còn là học sinh. Lúc đã thành sinh viên lười, nhớ lại thời ngày xưa chỉ cảm thấy... ngưỡng mộ và nể phục chính mình không để đâu cho hết.

"Ngồi nhầm lớp" là khái niệm cực kì to tát và nặng nề với học sinh. Nhưng với sinh viên thì chuyện nhỏ ấy mà, bình thường như cân đường hộp sữa luôn, có khi nhớ được hết lớp mới là người bất thường...

Tuy nhiên, các bạn đừng vịnh vào nội dung các bức tranh mà cho phép bản thân mình như vậy nhé, hãy làm chủ sự phát triển của bản thân mình trong môi trường Đại học!

Kênh Youtube chia sẻ về học tập, phát triển bản thân và cuộc sống: Đăng ký tại đây

Ảnh: Kênh 14

Điểm rèn luyện của sinh viên là gì? Bí kíp tăng điểm rèn luyện sinh viên

1. Điểm rèn luyện (ĐRL) là gì? Có quan trọng không?

Ở cấp 1, 2, 3, bên cạnh học lực thì còn có hạnh kiểm. Hai yếu tố này dùng để xét danh hiệu của 1 học sinh cũng như là tiêu chí để xét lên lớp hay ở lại lớp, có được nhận vào học ở các trường cấp 2 hay cấp 3 hay không.

Ở Đại học cũng vậy, ĐRL cũng gần giống với hạnh kiểm, dùng để đánh giá đạo đức, tác phong, tuân thủ nội quy nhà trường, pháp luật nhà nước, các hoạt động của sinh viên (SV).

ĐRL có quan trọng không? Chắc chắn là quan trọng rồi.

ĐRL được sử dụng trong việc:

Xét duyệt học bổng, xét khen thưởng – kỷ luật, xét thôi học, ngừng học, xét lưu trú KTX, xét giải quyết việc làm thêm, xét miễn giảm chi phí, dịch vụ và sinh hoạt trong KTX và các ưu tiên khác trong quy định.

Với sinh viên, điểm rèn luyện có vai trò quan trọng nhất trong việc xét học bổng khuyến khích học tập mỗi kỳ. Nếu như kết quả học tập đạt loại Giỏi nhưng ĐRL không đạt loại tương ứng thì học bổng cũng sẽ bị giảm 1 bậc.

Làm căn cứ xét tốt nghiệp; được ghi chung vào bảng điểm kết quả học tập và lưu trong hồ sơ người học khi tốt nghiệp ra trường.

Ngoài ra ĐRL còn là căn cứ quan trọng để sinh viên sau khi ra trường thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng. Căn cứ theo ĐRL, nhà tuyển dụng đánh giá 1 phần về đạo đức, sự năng động, cách sống của SV, mức độ tuân thủ quy định, nội quy, pháp luật, và nhiều yếu tố khác nữa.

Qua những điều trên, hẳn các bạn SV thấy tầm quan trọng của ĐRL rồi nhé!

2. ĐRL được tính như thế nào?

ĐRL là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên. Điểm rèn luyện là điểm đạt được khi đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của sinh viên trên 05 tiêu chí đánh giá, theo thang điểm 100, cụ thể:

- Đánh giá về ý thức tham gia học tập – Từ 0 đến 20 điểm.

- Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong nhà trường – Từ 0 đến 25 điểm.

- Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội – Từ 0 đến 25 điểm.

- Đánh giá về ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng – Từ 0 đến 20 điểm.

- Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc sinh viên đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện – Từ 0 đến 10 điểm.

- Điểm rèn luyện ở từng tiêu chí đánh giá không được phép vượt quá khung điểm quy định.

3. Phân loại kết quả rèn luyện như thế nào?

4. Làm thế nào để có điểm rèn luyện cao?

Sinh viên đạt mức điểm rèn luyện tối thiểu xếp loại Trung bình khi thực hiện tốt các yêu cầu đối với người học: chấp hành các quy định, quy chế, nội quy nhà trường; tham gia sinh hoạt lớp/khoa/trường; thực hiện tốt công tác nội, ngoại trú; chấp hành, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia học tập đầy đủ các buổi sinh hoạt công dân đầu khóa…

Từ 50đ đến 100đ rèn luyện bắt đầu đòi hỏi các bạn phải tốn nhiều công sức thêm xíu đấy.

Bạn có thể nâng điểm rèn luyện bằng cách:

- Cố gắng học tập nâng cao điểm số (mục tiêu quan trọng mà ^^)

- Đăng ký và tham gia các CLB học thuật, vừa được thực hành, nâng cao kiến thức lại còn được cộng điểm rèn luyện.

- Tham gia các buổi hội thảo khoa học, các khóa học kỹ năng mềm do Khoa/Viện/Trường tổ chức.

- Tham gia các hoạt động ngoại khóa do Trường hoặc địa phương tổ chức;

- Thành viên hoạt động tại các câu lạc bộ, đội, nhóm của Khoa/Trường (vừa nâng cao kỹ năng mềm, được thỏa mãn sở thích lại còn được nâng điểm)

- Tham gia và hoàn thành nhiệm vụ công tác Ban cán sự lớp, công tác Đoàn – Hội;

- Hỗ trợ và tham gia tích cực vào hoạt động chung của Lớp, Khoa, Trường;

- Đạt thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện.

- Cố gắng tham gia các hoạt động tình nguyện như mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi, các công tác xã hội và các hoạt động tình nguyện ngắn ngày (có xác nhận của đơn vị tổ chức) cũng giúp các bạn có thêm điểm đấy. Nếu sức khỏe cho phép thì nên tham gia hiến máu tình nguyện, hoạt động này học kỳ nào cũng được tổ chức đấy nhé ^^

Các bạn lưu ý sắp xếp tham gia các hoạt động, chương trình theo khung điểm rèn luyện của Nhà trường để có điểm rèn luyện cao nhé.

5. Khi cần liên hệ hoặc giải đáp về ĐRL, sinh viên liên hệ ở đâu?

Phòng Chính trị và Công tác sinh viên – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội chịu trách nhiệm thực hiện các công việc này.

Mẫu phiếu đánh giá kết quả rèn luyện: Xem tại đây

>> Kênh Youtube chia sẻ về học tập, phát triển bản thân và cuộc sống: Đăng ký tại đây


Wednesday, October 28, 2020

Bộ video chia sẻ phương pháp học tập cho sinh viên

CHIA SẺ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHO SINH VIÊN


1. Bí quyết học giỏi tất cả các môn học:


2. Bí quyết học hiệu quả cho sinh viên Đại học


3. Nâng cao sự tập trung trong học tập và công việc với phương pháp Pomodoro:

 

4. Phương pháp ôn thi cấp tốc cho sinh viên Đại học:


5. Mẹo và chiến thuật chuẩn bị thi và thi cho sinh viên


6. Cách nhớ lâu, nhớ dai những gì đã học:






Monday, October 19, 2020

Tài liệu Tiếng anh ngành Kiến trúc - Xây dựng

 TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC - XÂY DỰNG

Tiếng Anh ngành Kiến trúc - Xây dựng thực sự cần thiết dành cho Kỹ sư, Kiến trúc sư, dù bản thân chúng ta được đánh giá cao về tinh thần học hỏi và làm việc chăm chỉ nhưng đôi khi lại gặp rào cản về ngoại ngữ nên đã đánh rơi rất nhiều cơ hội.

Làm việc trong môi trường quốc tế là cơ hội vàng để trau dồi, cọ xát với các chuyên gia tài năng, đồng thời tư duy và tác phong làm việc cũng trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

Dưới đây, chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn một số tài liệu tiếng anh chuyên ngành Kiến trúc – Xây dựng nói riêng và các ngành kỹ thuật nói chung:

1. Vocabulary for Construction: Xem tại đây

2. 3000 từ vựng tiếng anh thông dụng: Xem tại đây

3. Sổ tay Tiếng anh kỹ thuật: Xem tại đây

4. Từ điển Anh - Việt chuyên đề thầu và xây lắp: Xem tại đây

5. Các thuật ngữ đấu thầu: Xem tại đây

6. Từ điển Tiếng anh kỹ thuật xây dựng cho người đi làm: Xem tại đây

7. Tiếng Anh hội thoại chuyên ngành Xây dựng: Xem tại đây

8. Tiếng anh khi phỏng vấn xin việc: Xem tại đây


>> Kênh Youtube chia sẻ về phát triển bản thân, về cuộc sống: Đăng ký tại đây


Wednesday, October 14, 2020

Đồ án chuyên ngành Kinh tế xây dựng

 Một số mẫu Đồ án tham khảo chuyên ngành Kinh tế xây dựng:

1. ĐỒ ÁN ĐỊNH MỨC: Download tại đây

2. ĐỒ ÁN KINH TẾ ĐẦU TƯ: Download tại đây

3. ĐỒ ÁN KINH TẾ XÂY DỰNG: Download tại đây

4. ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG: Download tại đây

5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: Download tại đây

Xem thêm các mẫu Đồ án Tổ chức thi công khác TẠI ĐÂY.

>>> Kênh Youtube chia sẻ kiến thức: Đăng ký tại đây



Saturday, October 10, 2020

Hành trang Tân sinh viên - Học tập môn học Giáo dục quốc phòng

Chúng ta cùng khám phá hành trang dành cho Tân sinh viên HAU nói riêng và các bạn sinh viên nói chung trong hành trình theo học tập môn học Giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội I

Nguồn ảnh: Kiến Radio




Xem thêm:

1. Bí quyết học giỏi tất cả các môn học

2. 10 Lời khuyên dành cho Tân sinh viên